Thị trường lao động nhật bản 2014 khởi sắc từ mọi góc độ
Đăng lúc: 14:30:25 05/01/2015 (GMT+7)
Theo Tổ chức Hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản (JITCO), thị trường cung ứng và tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản năm 2013 đang dần ổn định và phát triển theo xu thế tăng về số lượng, ngành nghề. 8 tháng đầu năm nay
Việt Nam đã XK được 8.168 lao động sang thị trường Nhật Bản, các ngành nghề cũng đa dạng hơn từ chỗ chỉ tiếp nhận lao động thuộc các ngành nghề kĩ thuật, cơ khí thì giờ đây Nhật Bản đã mở rộng thêm một số ngành cho lao động Việt Nam như: nông nghiệp, lắp ráp điện tử, chế biến thực phẩm, trang trí nội thất... Đây là những ngành khá phù hợp với lao động Việt Nam. Số lượng lao động được tuyển sẽ không bị giới hạn mà tùy vào khả năng đàm phán của doanh nghiệp phái cử lao động.
Đặc biệt, mới đây Việt Nam đã chính thức có thỏa thuận hợp tác đưa ứng viên điều dưỡng và hộ lý sang làm việc và học tập tại Nhật Bản. Đây sẽ là một lĩnh vực rất tiềm năng để các doanh nghiệp XK lao động Việt Nam lên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của Nhật.
Để được tham gia chương trình này, người lao động Việt Nam cần phải có các tiêu chuẩn như: Điều dưỡng đạt trình độ cao đẳng, đại học có chứng chỉ hành nghề theo luật khám bệnh, chữa bệnh, có kinh nghiệm làm việc thực tế hai năm, có trình độ tiếng Nhật N3 có thể được tuyển sang Nhật thực tập theo ngành điều dưỡng. Khi làm việc tại Nhật phải tham gia kỳ thi quốc gia về điều dưỡng. Nếu đạt sẽ được cấp giấy phép hành nghề và làm việc lâu dài tại Nhật Bản. Mức thu nhập trong lĩnh vực này có thể đạt 2.000-3.000 USD/tháng/người trở lên.
Việc xuất khẩu lao động Nhật Bản đòi hỏi cần có quy trình chuẩn để tạo độ tín nghiệm đối với mỗi cá nhân hoặc đơn vị tổ chức các dịch vụ này
Năm 2013, dự kiến Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ tuyển chọn 150 ứng viên để đào tạo miễn phí vào cuối năm 2013, trên cơ sở đó sẽ chọn điều dưỡng, hộ lý Việt Nam đủ tiêu chuẩn sang Nhật làm việc vào đầu năm 2014.
Có thể thấy cánh cửa được làm việc ở thị trường có mức lương hấp dẫn như Nhật Bản đối với người lao động Việt Nam đã rộng mở. Tuy nhiên theo các doanh nghiệp xuất khẩu lao động thì tuy các đơn đặt hàng khá nhiều nhưng cũng là thách thức đối với người lao động bởi Nhật Bản là thị trường đòi hỏi khá cao với những điều kiện khắt khe.
Hiện nay, hầu hết các đơn đặt hàng của Nhật Bản đều không tiếp nhận lao động nước ngoài tay nghề thấp, lao động cơ bản mà chỉ nhận dưới hình thức tu nghiệp và thực tập sinh vào Nhật Bản nhằm nâng cao tuy nghề, đào tạo nguồn nhân lực cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Hàng năm, Việt Nam cử sang Nhật khoảng 10.000 thực tập sinh, kỹ sư, lao động tay nghề cao, đứng thứ 2 trong 15 quốc gia phái cử thực tập sinh sang Nhật. Hiện có khoảng trên 20.000 thực tập sinh, kỹ sư, lao động có tay nghề của Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản trong các lĩnh vực như điện tử, gia công cơ khí, may công nghiệp, chế biến thủy hải sản, nông nghiệp…
Mức lương mà thực tập sinh được hưởng khi làm việc tại Nhật Bản tùy theo từng vùng và từng hợp đồng cụ thể. Những ngành như: cơ khí, xây dựng và nông nghiệp có mức lương tối thiểu từ 8,4 đến 10,8 USD/giờ (tùy vùng). Mức lương tham khảo từ 1.200 đến 1.800 USD đối với tu nghiệp sinh, 1.500 - 2.500 USD đối với kỹ thuật viên cao cấp (tương ứng với trình độ cao đẳng và đại học).
Ông Tống Thanh Tùng - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Châu Hưng cho biết: Lao động Việt Nam khi sang Nhật Bản làm việc cần có và thực hiện 3 yếu tố then chốt là: trình độ ngoại ngữ, chuyên môn và tính kỷ luật. Chi phí tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản dao động trong khoảng 1.500 - 4.000 USD cho một năm làm việc tại Nhật Bản tùy theo từng đơn hàng cụ thể.
Để nâng cao được số lượng và chất lượng việc xuất khẩu lao động Nhật, phía Nhật Bản còn hợp tác với một số trường đại học lớn tại Việt Nam như: Đại học Quốc gia, Đại học Công nghiệp trong việc đào tạo và trao đổi lao động chất lượng cao. Đây là một cơ hội tốt để Việt Nam nhận được sự đào tạo từ một nước có thế mạnh về nguồn nhân lực chất lượng cao như Nhật Bản.
Đặc biệt, mới đây Việt Nam đã chính thức có thỏa thuận hợp tác đưa ứng viên điều dưỡng và hộ lý sang làm việc và học tập tại Nhật Bản. Đây sẽ là một lĩnh vực rất tiềm năng để các doanh nghiệp XK lao động Việt Nam lên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của Nhật.
Để được tham gia chương trình này, người lao động Việt Nam cần phải có các tiêu chuẩn như: Điều dưỡng đạt trình độ cao đẳng, đại học có chứng chỉ hành nghề theo luật khám bệnh, chữa bệnh, có kinh nghiệm làm việc thực tế hai năm, có trình độ tiếng Nhật N3 có thể được tuyển sang Nhật thực tập theo ngành điều dưỡng. Khi làm việc tại Nhật phải tham gia kỳ thi quốc gia về điều dưỡng. Nếu đạt sẽ được cấp giấy phép hành nghề và làm việc lâu dài tại Nhật Bản. Mức thu nhập trong lĩnh vực này có thể đạt 2.000-3.000 USD/tháng/người trở lên.
Việc xuất khẩu lao động Nhật Bản đòi hỏi cần có quy trình chuẩn để tạo độ tín nghiệm đối với mỗi cá nhân hoặc đơn vị tổ chức các dịch vụ này
Năm 2013, dự kiến Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ tuyển chọn 150 ứng viên để đào tạo miễn phí vào cuối năm 2013, trên cơ sở đó sẽ chọn điều dưỡng, hộ lý Việt Nam đủ tiêu chuẩn sang Nhật làm việc vào đầu năm 2014.
Có thể thấy cánh cửa được làm việc ở thị trường có mức lương hấp dẫn như Nhật Bản đối với người lao động Việt Nam đã rộng mở. Tuy nhiên theo các doanh nghiệp xuất khẩu lao động thì tuy các đơn đặt hàng khá nhiều nhưng cũng là thách thức đối với người lao động bởi Nhật Bản là thị trường đòi hỏi khá cao với những điều kiện khắt khe.
Hiện nay, hầu hết các đơn đặt hàng của Nhật Bản đều không tiếp nhận lao động nước ngoài tay nghề thấp, lao động cơ bản mà chỉ nhận dưới hình thức tu nghiệp và thực tập sinh vào Nhật Bản nhằm nâng cao tuy nghề, đào tạo nguồn nhân lực cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Hàng năm, Việt Nam cử sang Nhật khoảng 10.000 thực tập sinh, kỹ sư, lao động tay nghề cao, đứng thứ 2 trong 15 quốc gia phái cử thực tập sinh sang Nhật. Hiện có khoảng trên 20.000 thực tập sinh, kỹ sư, lao động có tay nghề của Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản trong các lĩnh vực như điện tử, gia công cơ khí, may công nghiệp, chế biến thủy hải sản, nông nghiệp…
Mức lương mà thực tập sinh được hưởng khi làm việc tại Nhật Bản tùy theo từng vùng và từng hợp đồng cụ thể. Những ngành như: cơ khí, xây dựng và nông nghiệp có mức lương tối thiểu từ 8,4 đến 10,8 USD/giờ (tùy vùng). Mức lương tham khảo từ 1.200 đến 1.800 USD đối với tu nghiệp sinh, 1.500 - 2.500 USD đối với kỹ thuật viên cao cấp (tương ứng với trình độ cao đẳng và đại học).
Ông Tống Thanh Tùng - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Châu Hưng cho biết: Lao động Việt Nam khi sang Nhật Bản làm việc cần có và thực hiện 3 yếu tố then chốt là: trình độ ngoại ngữ, chuyên môn và tính kỷ luật. Chi phí tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản dao động trong khoảng 1.500 - 4.000 USD cho một năm làm việc tại Nhật Bản tùy theo từng đơn hàng cụ thể.
Để nâng cao được số lượng và chất lượng việc xuất khẩu lao động Nhật, phía Nhật Bản còn hợp tác với một số trường đại học lớn tại Việt Nam như: Đại học Quốc gia, Đại học Công nghiệp trong việc đào tạo và trao đổi lao động chất lượng cao. Đây là một cơ hội tốt để Việt Nam nhận được sự đào tạo từ một nước có thế mạnh về nguồn nhân lực chất lượng cao như Nhật Bản.